Hiển thị tất cả 7 kết quả

SISCOM là đại lý phân phối chính hãng các loại cảm biến áp suất đến từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới với giá thành phải chăng nhất. Chúng tôi có nhiều mẫu mã, chủng loại sản phẩm khác nhau, đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng cùng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và bảo hành tận tâm.

1. Cảm biến áp suất là gì?

Cảm biến áp suất trong tiếng Anh được biết đến với tên gọi là Pressure Sensor hoặc Pressure Transmitter hay Pressure Tranducer. Còn trong tiếng Việt, thiết bị này còn được gọi bằng một số cái tên khác như: cảm biến đo áp suất, cảm biến áp lực, đầu dò áp suất, sensor áp suất, sensor áp lực,…

Cảm biến áp suất hiểu đơn giản là một thiết bị điện tử dùng để theo dõi, giám sát, đo đạc áp suất, áp lực trong đường ống dẫn khí, hơi, gas hay bồn chứa chất lỏng. Thiết bị sẽ tiếp nhận giá trị áp suất thông qua một đầu dò cơ học rồi chuyển đổi từ tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện (4 – 20mA) và truyền đến thiết bị hiển thị hay thiết bị điều khiển, PLC qua dây cáp điện.

cảm biến áp suất

2. Cấu tạo của cảm biến đo áp suất

Cấu tạo chung của các loại cảm biến áp suất hiện nay bao gồm 7 bộ phận chính là:

  • Phần thân cảm biến: Bao gồm phân cơ bao bọc bên ngoài để bảo vệ các phần tử bên trong cảm biến. Chúng thường được làm từ thép không gỉ hoặc những vật liệu đặc biệt khác để gia tăng khả năng bảo vệ.
  • Kết nối cơ khí: Đầu dò áp lực được kết nối theo 3 dạng cơ bản là kết nối ren, kết nối mặt bích và kết nối clamp. Chúng nằm ở phần dưới cùng của cảm biến, đảm nhận chức năng kết nối và làm kín cảm biến với hệ thống hay thiết bị.
  • Màng cảm biến: Thiết kế nằm ở phía bên trong thân và ngay trên phần kết nối cơ khí. Tác dụng của bộ phận này là cảm nhận giá trị áp lực từ môi chất và truyền tới bộ phận cảm biến nằm phía trên. Màng cảm biến chỉ tiếp nhận giá trị áp suất cơ học và không cho môi chất đi qua làm hư hỏng các phần tử điện nằm phía trên.
  • Bộ phận làm kín: Chủ yếu làm từ cao su hay các biến thể cao su với chức năng làm kín phần tiếp xúc giữa màng cảm biến và mặt trong thân cảm biến, không cho môi chất đi qua màng, tiếp xúc với các phần điện gây hư hỏng.
  • Phần cảm biến: Đóng vai trò nhận tín hiệu từ áp suất và truyền tín hiệu đến khối xử lý. Tuỳ theo loại cảm biến mà bộ phận này có thể chuyển từ tín hiệu cơ của áp suất sang các dạng tín hiệu khác như tín hiệu điện trở, điện dung, điện cảm, dòng điện … tới khối xử lý.
  • Khối xử lý: Đảm nhận chức năng nhận tín hiệu từ khối cảm biến thực hiện các xử lý để chuyển đổi các tín hiệu đó sang dạng tín hiệu tiêu chuẩn trong lĩnh vực đo áp suất. Ví dụ như tín hiệu ngõ ra điện áp 4 ~ 20 mA (tín hiệu thường được sử dụng nhất) , 0 ~ 5 VDC, 0 ~ 10 VDC, 1 ~ 5 VDC.
  • Cáp kết nối: Nằm ở ngay phía trên đầu của cảm biến để nhận tín hiệu từ bộ phận xử lý và truyền tới các thiết bị hiển thị, cảnh báo hoặc điều khiển,… Tuỳ theo thiết kế hay yêu cầu riêng của khách hàng mà đầu cáp có thể có thêm một đầu bảo vệ làm từ plastic.

cấu tạo cảm biến áp suất

3. Nguyên lý cảm biến áp suất hoạt động

Nguyên lý hoạt động của các loại cảm biến áp suất sẽ diễn ra theo quy trình như sau:

Khi áp suất thay đổi, có lực tác động vào, lớp màng của cảm biến sẽ có thay đổi tương ứng theo chiều của lực tác động lên đó. Nếu là áp suất dương thì lớp màng căng từ trái sang phải, áp suất âm thì lớp màng sẽ căng theo hướng ngược lại.

Các tín hiệu lúc này sẽ được so sánh với tình trạng trước khi thay đổi để xác định xem độ biến dạng là bao nhiêu phần trăm, từ đó nhận biết được áp suất hiện đang là bao nhiêu rồi đưa ra tín hiệu ngõ ra tương ứng. Tín hiệu ngõ ra có thể là 4 ~20mA hoặc là 0 – 10V tương ứng với áp suất ngõ vào.

nguyên lý cảm biến áp suất
Mô tả nguyên lý hoạt động của sensor áp suất

4. Các loại cảm biến áp suất trên thị trường

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại cảm biến đo áp suất trên thị trường hiện nay. Nhưng một trong những tiêu chí phân loại phổ biến nhất là dựa theo phạm vi sử dụng của loại cảm biến đó. Cụ thể bao gồm 3 loại sensor áp suất chính là:

4.1. Cảm biến áp suất tương đối – Relative Pressure Sensor

Cảm biến áp suất tương đối là loại cảm biến hoạt động theo nguyên lý so sánh với áp suất không khí. Nghĩa là khi đặt cảm biến tại môi trường khí quyển thì áp suất tương đương đo được sẽ là 0 bar.

Ví dụ cụ thể trong trường hợp áp suất tương đối là 1 bar thì tương đương áp suất tại vị trí đo đang lớn hơn áp suất khí quyển một đại lượng áp suất là 1 bar.

sensor áp suất tương đối

4.2. Cảm biến áp suất tuyệt đối – Absolute Pressure Sensor

Nguyên lý hoạt động của cảm biến đo áp suất tuyệt đối là nguyên lý trong cảm biến được nén 1 bar vào cảm biến. Nghĩa là khi đặt cảm biến ở môi trường khí quyển thì áp suất tương đương đang đo được là 1 bar.

Ví dụ cụ thể là khi được đặt trong môi trường không khí và có 1 lực tác động với đại lượng là 1 bar thì giá trị đo được của cảm biến áp suất tuyệt đối sẽ là 2 bar.

sensor áp suất tuyệt đối

4.3. Cảm biến áp suất chênh áp – Differential Pressure Sensor

Đây là thiết bị dùng để đo sự chênh lệch giữa hai áp suất, một áp suất được kết nối với mỗi bên của cảm biến. Loại cảm biến chênh lệch áp suất này được sử dụng để đo nhiều đặc tính, chẳng hạn như giảm áp suất trên bộ lọc dầu hoặc bộ lọc khí, mức chất lỏng (bằng cách so sánh áp suất trên và dưới chất lỏng) hoặc tốc độ dòng chảy (bằng cách đo sự thay đổi áp suất qua một giới hạn).

sensor áp suất chênh áp

5. Cảm biến áp suất được dùng ở đâu?

Ứng dụng của cảm biến áp lực ngày càng được mở rộng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến các nhà máy sản xuất, nhà máy công nghiệp đang có tần suất sử dụng nhiều hơn cả.

Để nói cụ thể về các hệ thống đang được lắp đặt cảm biến áp suất hiện nay bao gồm:

  • Hệ thống lò hơi, được dùng để đo trực tiếp áp suất trên lò hơi. Đây là khu vực cần phải đo với độ chính xác cao, cũng như chịu nhiệt độ cũng rất cao.
  • Đo áp suất của hệ thống các máy nén khí để giới hạn áp suất đầu ra, tránh trường hợp quá áp sẽ làm máy bị hư hỏng, cháy nổ.
  • Sử dụng cảm biến đo áp suất để giảm áp suất trên các trạm bơm nước, đưa về PLC hoặc biến tần để điều khiển bơm nước.
  • Sử dụng cảm biến áp suất để điều áp hoặc điều khiển áp suất sau van điều khiển vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp áp suất đầu ra sau van điều khiển.
  • Lắp đặt cảm biến áp suất để giám sát áp suất các ben thuỷ lực trên xe cẩu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lực kéo của ben.
  • Các loại cảm biến đo áp suất thủy lực, nước, khí nén, áp suất gas, áp suất các chất lỏng khác…
  • Dùng cảm biến đo áp lực, mức chứa của các tank chứa nước hoặc nguyên vật liệu.
  • Sử dụng cảm biến đo áp suất trong các dây chuyền xử lý tự động, dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện ô tô,…

sensor áp suất

6. Báo giá cảm biến áp suất

Báo giá cảm biến áp suất trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại khác nhau. Mức giá cảm biến sẽ có sự thay đổi, chênh lệch dựa theo các yếu tố về: chủng loại, mẫu mã, chức năng, thương hiệu sản xuất,…

Nói chung, để chọn mua được đúng loại, bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín, có chuyên viên tư vấn hỗ trợ, chọn sản phẩm đúng chức năng với giá thành phù hợp. Đặc biệt, bạn nên tìm chọn các đại lý phân phối chính hãng, tránh mua phải hàng kém chất lượng gây lãng phí.

Hiện tại, ở SISCOM chúng tôi đang có nhiều loại cảm biến đo áp suất với các mức giá khác nhau. Quý khách nếu cần bảng giá chi tiết cho từng loại xin vui lòng liên hệ ngay đến số điện thoại: 0242 3480 777.

7. Những lưu ý cần biết khi chọn mua cảm biến áp lực

Khi mua cảm biến áp suất, khách hàng cần theo dõi kỹ thông tin về sản phẩm, nhất là các thông số dưới đây:

  • Loại chất cần đo: Xác định cảm biến để đo áp suất cho nước, hơi, dầu, hóa chất, lưu chất có độ nhớt hay cặn gì hay không,…
  • Dải đo: Xác định áp suất tối đa để chọn dãy áp suất phù hợp. Tốt nhất, bạn nên chọn dải đo cao hơn khoảng 30% áp suất hoạt động tối đa để đảm bảo cảm biến có độ bền cao, tránh các trường hợp quá áp làm hỏng cảm biến.
  • Đơn vị đo: Các đơn vị đo thường dùng là bar, kgf/cm2, psi, mH2O,… Người dùng cần xác định đơn vị đo phù hợp để thuận tiện cho việc quan sát, theo dõi cảm biến.
  • Kiểu kết nối: Xác định đúng kiểu kết nối phù hợp với đường ống, hệ thống, thiết bị lắp cảm ứng để thi công được nhanh chóng, chính xác.
  • Sai số cho phép: Xác định rõ về sai số cho phép, khả năng chịu quá áp.
  • Tín hiệu ngõ ra: Xác định về tín hiệu ngõ ra phù hợp với nhu cầu của mình như tín hiệu 4-20mA hay 0-10V, 0-5V,…
  • Nhiệt độ làm việc: Xác định nhiệt độ làm việc của môi chất phải phù hợp với loại cảm biến được dùng. Nếu như nhiệt độ môi chất cao hơn thì ta cần dùng đến phụ kiện giảm nhiệt như ống syphon.

8. SISCOM – Đơn vị phân phối các loại cảm biển áp suất chính hãng, chất lượng

Từ những lưu ý phía trên có thể thấy, cách tốt nhất và nhanh chóng nhất để mua được loại cảm biến áp suất phù hợp, chất lượng chính là tìm đến cửa hàng, đại lý uy tín. Mà không đâu xa, đó chính là SISCOM.

SISCOM từ lâu đã là đại lý phân phối chính hãng của nhiều thương hiệu cảm biến đo áp suất nổi tiếng. Chúng tôi nhập sản phẩm trực tiếp từ công ty, đảm bảo đầy đủ các giấy tờ kiểm định chất lượng, chính sách bảo hành theo tiêu chuẩn của hãng. Và dĩ nhiên là đại lý phân phối lớn, SISCOM cũng có mức giá với chiết khấu tốt nhất cho khách hàng.

Liên hệ ngay với SISCOM để được hỗ trợ tư vấn bất cứ lúc nào, đặt mua và hỗ trợ lắp đặt cảm biến áp suất cho mọi hệ thống!

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT SISCOM

Địa chỉ: Số 105 Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0242.3480.777

Email: contact@siscom.vn

1.250.000
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giá: Liên hệ
Giảm giá!
600.000