Bạn muốn biết đồng hồ đo áp suất loại tốt? Cách lựa chọn và địa chỉ mua áp kế chính hãng, phù hợp nhu cầu sử dụng? Đến với SISCOM bạn hoàn toàn có thể yên tâm! Chúng tôi là đại lý phân phối các loại đồng hồ áp suất với chế độ bảo hành chính hãng, giá thành tốt nhất thị trường và có thể hỗ trợ sửa đồng hồ đo áp suất khi cần.
1. Đồng hồ đo áp suất là gì?
Đồng hồ đo áp suất được hiểu là thiết bị lắp đặt trên đường ống với chức năng đo chỉ số áp suất thực của môi chất khí hoặc môi chất lỏng, từ đó giám soát sự tăng – giảm áp suất của các chất này bên trong đường ống. Khi áp suất được kiểm soát ổn định thì đường ống cũng như hệ thống sẽ được vận hành ổn định, an toàn hơn.
Đồng hồ áp suất còn được biết đến với một số tên gọi khác nữa là áp kế, đồng hồ áp lực. Còn nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về thiết bị này trong tiếng Anh, bạn có thể tìm kiếm về Pressure gauge.
Đồng hồ đo áp suất đã được sản xuất và sử dụng từ nhiều thế kỷ trước. Nhưng nói đến thiết kế đồng hồ áp suất phổ biến nhất vẫn được vận dụng đến ngày nay là thiết kế của nhà công nghiệp người Pháp Eugene Bourdon vào năm 1849. Cho đến nay, áp kế đã được sản xuất với nhiều mẫu mã, chủng loại đa dạng hơn, ứng dụng linh hoạt hơn.
2. Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất như thế nào?
Cấu tạo cơ bản của một áp kế hay đồng hồ áp suất sẽ bao gồm 7 bộ phận chính là:
- Thân đồng hồ: Bộ phận này thường được thiết kế từ thép, đồng, inox 304/316, vỏ thép mạ crom,… Đặc điểm chung của các vật liệu này là tính chắc chắn để có thể bảo vệ các chi tiết nhỏ ở bên trong của đồng hồ.
- Mặt đồng hồ: Sản xuất từ thuỷ tinh cường lực hoặc kính chống vỡ để tăng độ bền, đảm bảo tính chắc chắn, không bị hư hỏng ngay cả khi va đập. Mặt đồng hồ áp suất các loại đều được theiets kế theo dạng hình tròn.
- Mặt hiển thị: Hiển thị đầy đủ các thông tin về thang đo, vạch đo, thông số đo đạc ở mỗi đồng hồ.
- Ống chứa áp suất (Ống bourdon): Có nhiệm vụ cho lưu chất cần đo đi vào.
- Kim đo: Được gắn với động cơ bên trong và chuyển động trên mặt hiển thị để xác định số đo. Các loại kim đo được lắp ráp với tính chính xác cao, đảm bảo không xảy ra rung kim, gây sai số của đồng hồ áp suất.
- Bộ chuyển động: Đóng vai trò là động cơ chính để đo đạc và “phát tín hiệu” cho kim đo hoạt động.
- Chân đồng hồ: Là bộ phận kết nối với thiết bị hay hệ thống cần đo lường.
3. Nguyên lý đồng hồ đo áp suất hoạt động
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ áp suất khá đơn giản. Quy trình hoạt động của áp kế có thể tóm tắt như sau:
- Áp suất khi truyền lên từ ren kết nối sẽ được nén lại trong ống Bourdon. Ống này bao gồm một ống có thành mỏng tiết diện hình bầu dục được quấn hình bán nguyệt hoặc xoắn ốc.
- Khi áp suất tăng lên, ống Bourdon sẽ giãn nở theo chiều ngược kim đồng hồ.
- Sự chuyển động giãn nở của ống Bourdon làm cho kim đồng hồ quay.
- Thông số được hiển thị dựa theo các vạch chia trên mặt hiển thị của đồng hồ sẽ cho chúng ta biết được thang đo của áp suất tại vị trí cần đo.
Nguyên lý hoạt động của một số loại đồng hồ đo áp suất đặc biệt sẽ có thêm một số thay đổi. Cụ thể là:
- Đồng hồ đo áp suất điện tử: Bộ phận cảm biến đo áp suất sẽ chuyển biến áp suất thành tín hiệu, rồi đưa đến bộ phận hiển thị thể hiện kết quả.
- Đồng hồ đo áp suất nhỏ: Bộ chuyển động ở đây sẽ là lớp màng capsule nhận tín hiệu của các chỉ số áp suất thấp.
4. Các thông số đồng hồ đo áp suất
Sau khi biết về cấu tạo, nguyên lý của các loại áp kế thì để mua, có cách sử dụng đồng hồ đo áp suất đúng đắn thì bạn cần nắm rõ về 5 loại thông số, ký hiệu đồng hồ đo áp suất ở dưới đây.
4.1. Đơn vị đo
Mỗi loại đồng hồ áp suất sẽ sử dụng các đơn vị đo khác nhau. Phổ biến nhất là: bar, Psi, KPa, MPa,…
Đơn vị đo của đồng hồ thường sẽ được hiển thị ở ngay trên mặt của đồng hồ để bạn tiện quan sát, lựa chọn đơn vị đo phù hợp.
Ví dụ: Đồng hồ đo áp suất của hệ thống bơm chân không thường sử dụng đơn vị đo mbar và psi.
4.2. Thang đo/Dải đo
Thông số này dùng để thể hiện giá trị đo cao nhất của áp kế. Mỗi loại đồng hồ sẽ có một thang đo nhất định có thể theo dõi ở trên mặt của đồng hồ. Người dùng nên chọn dải áp suất hoạt động trong khoảng từ 25% đến 75% phạm vi đo của đồng hồ.
4.3. Kích thước của mặt đồng hồ áp suất
Kích thước của mặt đồng hồ biểu thị thông số đường kính của mặt đồng hồ. Một số kích thước mặt đồng hồ phổ biến trên thị trường là: 50mm, 63mm, 100mm, 150mm, 200mm,…
Dựa trên kích thước này mà bạn chọn vị trí lắp đặt phù hợp. Ví dụ với kích thước mặt đồng hồ đo áp suất lớn sẽ phù hợp các vị trí lắp đặt trên cao, giúp người dùng dễ quan sát và đọc số đo hơn.
4.4. Vật liệu cấu tạo áp kế
Các loại đồng hồ áp suất trên thị trường hiện nay được sản xuất từ 3 vật liệu thông dụng nhất là:
- Sản xuất toàn bộ bằng inox
- Đồng hồ có vỏ inox, ống bourdon và chân ren đồng
- Áp kế vỏ thép, ống và ren bằng đồng.
4.5. Cổng kết nối
Đây là bộ phận giúp đồng hồ được kết nối vào hệ thống (thiết bị đo). Có 2 kiểu kết nối là kết nối ren hoặc nối mặt bích. Thông số kích thước cổng kết nối của đồng hồ đo áp suất thường là:
- Chân ren: 1/2″ (21mm), 3/8″ (17mm), 1/4″ (13mm), 1/8″ (9.6mm),…
- Mặt bích: DN15, DN20, DN25…
5. Chức năng của áp kế là gì?
Các loại đồng hồ đo áp suất đang được sử dụng nhiều nhất ở trong ngành công nghiệp. Nếu bạn thắc mắc về công dụng của đồng hồ đo áp suất hay áp kế dùng để đo gì thì chức năng của thiết bị này là để đo lường sự thay đổi áp suất trong môi trường xung quanh từ đó giúp ta có thể kiểm soát áp suất dễ dàng hơn rất nhiều.
Đồng hồ áp suất sẽ thể hiện cho người sử dụng biết áp suất của hệ thống tại vị trí lắp đặt trước đó và cho ra kết quả chính xác trong thời gian nhất định. Chúng được xem như một biện pháp kiểm tra chất lượng và đảm bảo tính nhất quán của sản phẩm.
Đối với các loại áp kế đo áp suất chất lỏng sẽ có bộ phận tiếp xúc làm từ inox chống ăn mòn, chống rỉ cao nhất là với các môi trường hoá chất. Ngoài ra, thiết bị này cũng được trang bị thêm đĩa blowout nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng đo và độ chính xác của đồng hồ.
Các loại đồng hồ áp suất nước thường dùng cho hệ thống thủy lực, các nhà máy xử lý nước, nước thải hoặc các hệ thống khí gas,…
6. Các loại đồng hồ đo áp suất phổ biến
Đồng hồ đo áp suất được phân loại theo nhiều tiêu chí. Ở mỗi tiêu chí sẽ có những loại áp kế khác nhau. Nhưng ở đây, chúng tôi xin được giới thiệu về 5 loại đồng hồ áp suất phổ biến nhất trên thị trường.
6.1. Đồng hồ áp suất dạng cơ
Áp kế dạng cơ có cấu tạo chính là một ống cong rỗng nằm trong vỏ đồng hồ và việc giãn nở theo áp suất sẽ giúp bơm đo lường áp suất. Đồng hồ đo áp suất dạng cơ được chia thành 2 loại là loại có dầu và không có chứa dầu ở mặt đồng hồ. Đồng hồ áp suất có dầu được ưu tiên sử dụng ở các nơi có nhiều rung lắc, tránh cho kim bị rung lắc, gây sai sót khi đo.
Chúng được sử dụng để đo lường áp suất trong các môi trường như dầu, nước, gas, khí, hóa chất không ăn mòn,… Đồng hồ dạng này có giá thành khá thấp nên được sử dụng rất rộng rãi.
6.2. Đồng hồ áp suất 3 kim
Đây là một trong những loại áp kế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tác dụng của đồng hồ đo áp suất loại này là có thể đóng cắt tự động cho các thiết bị đã kết nối của các hệ thống như: máy bơm, máy nén khí, bơm chân không, trạm bơm của nhà máy thủy điện, sản xuất hóa chất, hệ thống xử lý nước thải,…
6.3. Đồng hồ áp suất màng
Đồng hồ áp suất màng được ứng dụng lắp đặt trong các hệ thống chất có độ nhớt cao (bột giấy, giấy, nhựa, nước thải,…) hoặc các môi trường có tính ăn mòn (Clo, axit,…). Cấu tạo nổi bật của áp kế màng là có lớp màng ngăn cách ly giữa môi trường ưu chất và các bộ phận khác của đồng hồ để hạn chế tình trạng nghẹt đường dẫn vào bộ phận đo như các loại đồng hồ thông thường.
6.4. Đồng hồ áp suất điện tử
Áp kế điện tử được ưa chuộng hơn cả bởi tính chính xác cao và có thể được dùng để hiệu chuẩn đồng hồ đo áp suất truyền thống. Pin đồng hồ có thể hoạt động liên tục từ 2 – 5 năm do khả năng tự tắt nguồn để tiết kiệm pin khi không có áp suất tác động vào.
Đặc biệt, cấp chính xác của đồng hồ đo áp suất điện tử càng được đánh giá cao hơn khi người dùng có thể chọn sai số của đồng hồ. Khi sai số càng nhỏ thì giá sẽ càng cao.
6.5. Đồng hồ áp suất âm dương
Đây là loại đồng hồ có cả thang đo áp suất âm và dương để phục vụ cho khu vực có hút chân không và bơm áp suất. Với nhiều thang đo khác nhau nên áp kế âm dương có thể tăng khả năng chính xác khi sử dụng.
Ngoài ra chúng ta có thể kể thêm một số loại đồng hồ cũng khá phổ biến khác như đồng hồ đo chênh áp suất, đồng hồ đo áp suất hơi nóng, đồng hồ áp suất chân không,…
7. Báo giá đồng hồ áp suất
Do có đa dạng về chủng loại nên khi mua đồng hồ đo áp suất, khách hàng cũng có nhiều lựa chọn về mức giá. Giá bán các loại áp kể phụ thuộc theo nhiều yếu tố như tính năng, mẫu mã, kiểu đo, hãng sản xuất,… Thường thì đồng hồ áp lực dạng cơ sẽ có giá thành rẻ hơn cả. Các loại đồng hồ điện tử, đồng hồ 3 kim thì giá thành sẽ có phần cao hơn.
Nhưng điểm quan trọng nhất là khách hàng cần lựa chọn được địa chỉ uy tín, bán sản phẩm chính hãng, tuân thủ đầy đủ quy định và quy trình kiểm định đồng hồ áp suất, có thể hỗ trợ sửa đồng hồ áp suất khi cần.
8. Mua đồng hồ áp suất ở đâu chất lượng, giá phải chăng?
Nếu bạn cần tìm đại lý phân phối các loại đồng hồ áp suất chính hãng, chất lượng, giá thành phải chăng, hãy đến ngay SISCOM! Chúng tôi hiện đang là đại lý phân phối chính thức nhiều hãng đồng hồ đo áp suất nổi tiếng như: Wise, Wika, Afriso,…
Tại SISCOM, khách hàng có vô số lựa chọn về mẫu mã, chủng loại, tìm ra được loại áp kế phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. Tất cả đồng hồ của chúng tôi đều có giấy tờ kiểm định về chất lượng, chế độ bảo hành chính hãng cho khách hàng yên tâm mua sắm và sử dụng.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có thêm các loại thiết bị, phụ kiện đi kèm cho sản phẩm như van đồng hồ áp suất. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, SISCOM không chỉ đơn thuần là nơi bán sản phẩm mà còn hỗ trợ tư vấn, lắp đặt, tạo ra hệ thống ổn định, an toàn nhất cho mọi khách hàng!
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT SISCOM
Địa chỉ: Số 105 Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0242.3480.777
Email: contact@siscom.vn
Đồng hồ đo áp suất